Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Đăng ngày : 27/06/2023

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Nông sản việt nam hiện nay có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như :Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc, Úc, Thái lan, Lào, Campuchia. Trong đó xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, thủy hải sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy thế giới và nhiều mặt hàng khác nữa.

Nông sản việt nam xuất khẩu là những mặt hàng gì là gì ?

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào hiện nay

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Theo nghị định số 57/2018/NĐ-CP hàng hóa nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp ( nghề muối) bao gồm:

- Nông sản ngành nông nghiệp như : lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…

- Nông sản ngành lâm nghiệp như : gỗ, củi, tre, nhựa thông, trám, đước,...

- Nông sản ngành thủy sản như : tôm, cá, cá biển, ruốc, hàu, trai, tép,...

- Nông sản ngành diêm nghiệp như : sản xuất muối.

Nông sản việt nam cần điều kiện gì để sản xuất, chế biến và xuất khẩu?

Căn cứ Quyết định 742/QĐ-CBTTNS-CB, điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến nông sản dựa trên Điều 21- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Cụ thể là:

 Về nhân lực cho sản xuất, chế biến nông sản việt nam

- Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

Nông sản việt nam chế biến với cơ sở sản xuất phải đáp ứng thế nào?

Cơ sở sơ chế, chế biến phải tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép phê duyệt theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Về nhà xưởng sơ chế, chế biến nông sản việt nam

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

- Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực phụ trợ phải bố trí theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải

- Tách biệt khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ liên quan

- Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập

- Có hệ thống thông gió bảo đảm thông thoáng, thổi từ khu vực có yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực sản xuất

- Có hệ thống chiếu sáng bảo đảm kiểm soát được các thông số chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy trình công nghệ; bóng đèn chiếu sáng trong khu vực chế biến phải được che chắn bằng hộp, lưới bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm;

- Có nước sử dụng cho sơ chế, chế biến đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước ăn uống. Nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Đường ống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy bố trí riêng, để phân biệt bằng màu sắc và tách biệt với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm

- Có thiết bị khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm được xử lý, tách cặn bẩn, mùi

- Có nhà vệ sinh tách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực sản xuất; có phòng thay trang phục bảo hộ lao động

- Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn

Về thiết bị, dụng cụ, máy móc để chế biến nông sản việt nam

- Có thiết bị rửa tay, khử trùng, ủng; nơi rửa tay có nước sạch, xà phòng, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hoặc có máy sấy khô;

- Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

- Có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập;

- Có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ;

- Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt; dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hại phải có ký hiệu và chỉ thị màu sắc để phân biệt chất thải nguy hại với chất thải khác.

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào năm 2023 và điều kiện để xuất khẩu nông sản việt nam sang các nước như : EU, Hoa kỳ, nhật bản vv...

Theo như số liệu của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021 và có 7 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên trên 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; cà phê; gạo; cao su; rau quả.

Thông tin nông sản việt nam xuất khẩu trong 06 tháng đầu năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo, 6 tháng cuối năm, các ngành hàng tiếp tục phải đối mặt hàng loạt khó khăn về đơn hàng mới và khả năng mở rộng thị trường. Tập trung tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là giải pháp quan trọng để năm 2023 có thể cán đích mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 55 tỷ USD.

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 21,4%, tăng 7,7%; xuất khẩu sang Mỹ chiếm 20,2%, giảm 32,9% và xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7%, giảm 5,3%

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,1%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,14% (trồng trọt tăng 2,11%, chăn nuôi tăng 4,88%), lâm nghiệp tăng 3,43%, thủy sản tăng 2,96%. Tốc độ tăng GDP ngành nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm khá cao, đạt 3,07%. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm nhưng trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, gồm: cà-phê, cao-su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ; trong đó gạo và hạt điều là hai sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 4,27 triệu tấn, tăng 22,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước; hạt điều tăng 10,5% khối lượng, tăng 7,7% giá trị xuất khẩu; xuất khẩu cà-phê đạt 1,02 triệu tấn, giảm 2,2% về khối lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 5,2% nên kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 3%. Bên cạnh đó, điểm sáng đáng kể là mặt hàng rau quả với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ và bằng 81,8% của cả năm 2022. Những kết quả này có được là nhờ sự chủ động tháo gỡ vướng mắc về đơn hàng và thị trường để gia tăng xuất khẩu.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch của hai ngành hàng quan trọng là thủy sản và lâm sản. Cụ thể, thủy sản đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4%; lâm sản chính đạt 6,5 tỷ USD, giảm 28,2%. Theo Phó Cục trưởng Lâm nghiệp Triệu Văn Lực, giá trị xuất khẩu lâm sản chính nửa đầu năm 2023 giảm là do người tiêu dùng châu Âu, Mỹ thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu thụ sản phẩm từ gỗ nên việc mở thêm đơn hàng mới vô cùng khó khăn. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu, vật tư sản xuất đầu vào tăng cao cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành. Ngoài ra, hiện doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ còn phải đối mặt với các quy định, yêu cầu mới từ thị trường Liên minh châu Âu (EU)... Do vậy, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Với ngành hàng thế mạnh thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sụt giảm do hai yếu tố chính là lạm phát và tồn kho ở hầu hết các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản…

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào, thị trường nào cho các mặt hàng nông sản cụ thể:

- Theo Tổng cục Lâm nghiệp năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD - Các nước xuất khẩu sang gồm:  Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU vẫn là 5 thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu tôm năm 2022 đạt kỷ lục mới 4,33 tỷ USD - Các nước xuất khẩu sang gồm:  Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Kông và Hàn Quốc

- Theo Bộ Công Thương dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn - Các nước xuất khẩu sang gồm: Nhật bản, Đức, Italy, Mỹ, Nga, Bỉ, Tây ban nha, Hà Lan, indonesia, Hàn Quốc

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2022, Xuất khẩu gạo đạt 3,49 tỷ USD - Thị trường xuất khẩu như : senegal, Hong Kong, Indonesia, singapore, iraq, Bờ biển ngà, ghana, malaysia, Trung Quốc, Philipines, Mỹ, algeria

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2022 đạt 3,34 tỷ USD - Thị trường xuất khẩu như : 10 thị trường chính, gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Lào

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan,năm 2022, Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn - thị trường xuất khẩu như : Trung Quốc, ấn độ, hàn Quốc

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu hạt điều năm 2022 đạt 3,07 tỷ USD, thị trường xuất khẩu như:  Đức, Hà lan, Pháp, Bỉ,Nga, Ba Lan, Rumani, Ukraine

-  Xuất khẩu miến dong sang thị trường Cộng hòa Séc, EU

- Xuất khẩu hải sản của việt Nam sang các nước : Trung Quốc, Nhật bản, Hoa kỳ, EU

- Xuất khẩu Chè của việt nam: Chè của Việt Nam hiện đã xuất sang 74 Quốc gia vùng lãnh thổ như EU, Pakistan, Hoa Kỳ, Nga và Anh, Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc

- Tinh bột sắn của Việt Nam xuất khẩu được 705,18 nghìn tấn tinh bột sắn, trị giá 320,78 triệu USD - thị trường chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường Đài Loan, Pa-pua Niu Ghi-nê, Philippines và Malaysia

- Phân bón của Việt Nam : Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2022, cả nước đã xuất khẩu gần 1,39 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 886 triệu USD - Thị trường xuất khẩu :Campuchia,Hàn Quốc,Malaysia,Philippines,Ấn độ,Thái Lan,Trung Quốc,Pakistan,Lào,Angola,Mozambique,Zambia,Cameroon, Nigeria,Kenya ...

- Chúng tôi hy vọng các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học vi sinh của chúng tôi và các sản phẩm sạch hữu cơ organic 100% sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới góp phần mang lại USD cho Quốc gia ngày càng giàu đẹp như Bác Hồ hằng mong.

Qui trình cho nông sản việt nam xuất khẩu

Việt Nam hiện có hàng chục mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang tầm vóc thế giới, trong đó xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, thủy hải sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy thế giới và nhiều mặt hàng khác nữa. Năm 2010, Việt Nam mới chỉ có 18 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 28 thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các thị trường hơn 1 tỷ USD, chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào hiện nay

Nông sản việt nam xuất khẩu nhiều nhất vào những nước nào hiện nay

Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, Nhà xuất khẩu cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản xem có đạt về chất lượng theo nước nhập khẩu chưa và nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm nông sản của nhà máy mình làm ra không

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch

Một số điều kiện phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác đặc biệt các nước EU, Hoa Kỳ yêu cầu rất nghiêm ngặt

- Đảm bảo sản phẩn phải được chiếu xạ

- Kiểm dịch thực vật

- Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn

- Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.

- Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa

Nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thù cần phải chú ý xem thêm các vấn đề:

- Thời gian thu hoạch nông sản đủ

- Thời gian đóng hàng

- Thời gian làm kiểm dịch thực vật

- Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..

- Thời gian vận chuyển

Để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt được chất lượng hàng tốt nhất thì bạn phải tính toán thời gian và thực hiện các bước rất khớp với nhau nếu không hàng nông sản của bạn bị hư hỏng,không xuất khẩu được, bạn hàng cũng không chấp nhận do thời gian đi tàu biển quá dài làm hỏng hết nông sản khi đó sẽ mất tiền hàng, mất chi phí để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư hỏng, chi phí vận chuyển về hoặc tiêu hủy vv...

Bước 3: Các giấy tờ chuẩn bị cho xuất khẩu

  • invoice - Hóa đơn bán hàng
  • Packing list -Danh sách hàng
  • CQ - Chứng nhận chất lượng
  • CO - Chứng nhận nguồn gốc
  • Fumigation Certificate - giấy chứng nhận hun trùng là một trong những loại giấy tờ cấp cho các loại hàng hóa trước khi xuất khẩu
  • Contract - Hợp đồng xuất khẩu nông sản

Đối với những hàng nông sản đã nhập về sẵn và giờ xuất đi (tạm nhập tái xuất)  thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Doanh nghiệp của bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hành thuê tại các hàng tàu. Đóng hàng vào các container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan

Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng là vô sổ tàu.

Lưu ý: việc hạ cont ở bãi xuất hàng của cảng, mở tờ khai, thanh lý và  vào sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ đóng cửa thể hiện trên booking confirmation.

Bước 6: Thủ tục thông quan

Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay nói cách khác là người xuất khẩu nông sản phải gửi chi tiết bill và đệ trình vgm cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước đó trước 2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn hóa đơn nháp (xem thời gian cho phép submit si và vgm trên booking) và hãng tàu sẽ gửi lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kiểm tra hóa đơn nháp.

Nếu hóa đơn nháp đúng với những gì 2 bên thỏa thuận thì hãng tàu sẽ tiến hành xuất hóa đơn chính và gửi bản scan trước cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, còn bản chính sẽ được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên hãng tàu.

Hãng tàu còn nộp hóa đơn nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch để cơ quan kiểm dịch cấp chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc.

Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập khẩu và nhận CO gốc.

Sau khi có được tất cả chứng từ gốc như: invoice, hóa đơn, packing list, CQ, CO. Tùy vào tình hình và điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến cho ngân hàng (LC, DP, DA) hoặc T/T.

Qua tin tức mà chúng tôi đã nghiên cứu và tra cứu từ các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục hải Quan. Chúng tôi nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới còn rất nhiều tiềm năng cho  bất cứ dòng sản phẩm nông sản của Việt nam và các sản phẩm của công ty chúng tôi nói riêng như :  phân bón hữu cơ sinh học vi sinh chất lượng cao cấp với giá thành phù hợp, sản phẩm sạch hữu cơ organic, các máy móc công nghệ cho dây chuyền sản xuất, và nhiều dòng sản phẩm khác . Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới các sản phẩm của chúng tôi sẽ được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới góp phần vào làm giàu cho đất nước cũng như tạo công ăn việc làm và tiêu thụ các sản phẩm cho bà con nhà nông.

Chúng tôi chân trọng cảm ơn độc giả và mọi góp ý hãy liên hệ với chúng tôi!

Người Viết - Quân sư